Can nhiệt loại S là như nào? Cấu tạo của can nhiệt loại S, nguyên lý hoạt động của can nhiệt S

Phạm Linh - 22/08/2022 - 0 bình luận

 

Thời gian gần đây chúng tôi hay nhận được những câu hỏi như Can nhiệt loại S là gì, cấu tạo ra sao, nguyên lý hoạt động như nào. Nếu bạn cũng đang có câu hỏi thắc mắc như vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp hết mọi thắc mắc

Định nghĩa can nhiệt loại S 

Can nhiệt loại S hay còn được gọi với cái tên là Thermocouple type S, là loại cảm biến nhiệt được bọc sứ bên ngoài và có khả năng chịu mức nhiệt lên tới 1600 độ C. loại can nhiệt này được sử dụng cho lò nung, lò đốt, lò hơi, luyện thép những nơi có nhiệt độ rất cao mà các can nhiệt khác không làm được. 

Đầu dò của can nhiệt S được cắm trực tiếp vào vùng nhiệt mà chúng ta đo, lúc này can nhiệt S sẽ thực hiện nhiệm vụ là đo nhiệt độ và đưa tín hiệu về bộ hiển thị nhiệt độ hoặc trung tâm để theo dõi giám sát

Cấu tạo của can nhiệt loại S 

Cấu tạo hình dạng bên ngoài thì can nhiệt loại S có thiết kế hoàn toàn giống những loại can nhiệt khác, nhưng chúng khác nhau ở kích thước của đầu dò cảm biến, vị trí đo. Dưới đây là cấu tạo thành phần của can nhiệt: 

  • Đầu kết nối của can nhiệt S 

Đầu kết nối điện hay còn được gọi với cái tên là đầu củ hành, đây là phần quan trọng chịu trách nhiêm bải vệ dây tín hiệu kết nối với màn hình hiển thị nhiệt độ hoặc PLC để chúng ta điều khiển. Vật liệu để làm đầu củ hành thường là lõi nhôm được sơn lớp tĩnh điện 

  • ống dẫn dây tín hiệu đến bảng điều khiển

Ống dẫn này được làm từ inox 316 hoặc hợp kim nhôm có khả năng chịu nhiệt cao và cũng giúp tản nhiệt chính tại khu vực đó, phía bên trong là 2 ống mao dẫn để bảo vệ dây tín hiệu, khoảng cách của ống dẫn tối thiểu là 150mm giúp cho nhiệt độ nhanh nhất có thể 

  • Kết nối của cơ khí

Thông thường các can S sẽ không có kết nối ren mà cảm biến sẽ thực hiện nhiệm vụ thẩ trực tiếp vào trong lò nung. Nếu các bạn muốn gia cố thì có thể dùng thêm ren nối hoặc phụ kiện mặt bích vào đoạn ống dẫn tín hiệu, việc thực hiện cũng vô cùng đơn giản nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng 

  • Sứ bảo vệ phía ngoài cùng 

Độ dày của lớp sứ bên ngoài sẽ phải phù hợp nhiệt độ cần đo vì lớp sứ ngoài cùng phỉa chịu tác động va đập nhẹ, truyền nhiệt tốt vào bên trong và có độ cứng cao. 

Can S có 2 mức nhiệt độ là 1350 độ C và 1600 độ C, do đó nhiệt độ càng cao thì lớp sứ càng dày để bảo vệ đầu dò không bị cháy khi ở nhiệt độ cao. Lớp này có cấu tạo: hỗn hợp kính cường lực, carbon-ekatech, sapphire và ekatech S trộn vào với nhua và tạo ra lớp ceramic bên ngoài. 

           

  • Ống bảo vệ của đầu dò 

Ống đầu dòcps cấu tạo lớp ceramic hỗn hợp bao gồm nhôm oxide, TEP và gốm. phần này giúp bảo vệ đầu dò và định vị cố định để tránh được tác động từ bên ngoài tác động lên 

  • Nhiệt độ đầu dò 

Cảm biến của can nhiệt S đo nhiệt độ tại đầu dò còn những vị trí khác cũng không hề có tác dụng gì. Phần lõi của can nhiệt S sẽ có 2 đường kinh là 3.5mm chịu nhiệt độ 1350 độ C và 5mm chịu nhiệt độ 1600 độ C 

Nguyên lý hoạt động của can nhiệt S 

  • Một số lỗi mà ta thường hay gặp phải khi đo nhiệt độ bằng can nhiệt như: phần tử cảm biến bị quá nhiệt, thiết bị cảm biến cách điện không tốt,…

  • Bộ phận cảm biến của can nhiệt sẽ tự động nóng lên trong quá trình đo khi đó can nhiệt sẽ bị cắt ngang bởi dòng điện quá cao 

  • Nhiệt độ tăng cũng phụ thuộc vào yếu tố được sử dụng và điều kiện mà chúng ta đo 

  • Sự cách điện giữa các dây dẫn và vỏ bọc bên ngoài là điều quan trọng để đo chính xác hơn 

  • ………

Bên cạnh can nhiệt loại S thì cũng có một số loại can nhiệt khác như: can nhiệt loại E, can nhiệt J, can nhiệt K, can nhiệt T, can nhiệt N,…. 

Như vậy bài viết trên đã đưa ra đầy đủ thông tin về can nhiệt S. Chúc các bạn đọc bài vui vẻ! 

 

Viết bình luận của bạn

Top
Sale

Không sẵn có

Hết hàng