Can đo hay còn gọi là cảm biến nhiệt độ (Thermocouple). Chúng được cấu tạo từ hai đầu dây làm bằng chất liệu khác nhau, được nối tại một điểm chung. Khi có sự thay đổi nhiệt độ, điện áp được tạo ra dưới dạng mV. Bạn có thể sử dụng bảng tham chiếu cặp nhiệt điện để tính toán nhiệt độ môi trường.
Hiện nay, các can đo nhiệt độ như PT100, can nhiệt J – K – T – E được khách hàng ưa chuộng nhất. Ưu điểm của chúng là dễ sử dụng, thích hợp với các ứng dụng hàng ngày. Còn các loại can nhiệt R – S – B sẽ ít thấy hơn vì áp dụng cho nơi có nhiệt độ cao.
Mẫu can K chống mài mòn
Trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ ra các loại cảm biến nhiệt độ và đặc điểm của chúng. Cùng tìm hiểu nhé!
Ký hiệu PT là biểu tượng của bạch kim (Platium). Đây là thành phần để cấu tạo nên cảm biến. Con số PT100 thể hiện giá trị 100 ohm tại lúc 0°C.
Can nhiệt Pt100 ốc ren M6 dài 5m
Khi nhiệt độ vật thể đo thay đổi thì điện trở sẽ lên xuống khác nhau. Nhiệt độ tăng thì cảm biến nhiệt độ sẽ tăng. Dãy đo của dòng PT dao động từ -200 - 800°C, phổ biến là -50 - 400°C.
Thermocouple type K làm bằng Cr – Al được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cặp nhiệt điện bao gồm các hợp kim có chứa niken. Điều này giúp thiết bị có thể điều chỉnh nhiệt độ cao trong môi trường oxy hóa.
Can nhiệt K không được sử dụng trong môi trường khí quyển. Ứng dụng can K trong công nghiệp ở nhiệt độ trong khoảng từ 600 ºC -1200ºC.
Cảm biến loại S được làm từ kim loại quý là Bạch kim và Rhodium. Phép đo có tính chính xác cao, ít sai số. Nó chịu được tốt từ 50ºC – 1768ºC. Có thể dùng can S cho môi trường khí quyển oxy hóa.
Can S nhiệt độ 0 - 1600 độ C
Ngoài ra, đây là sản phẩm thường thấy trong các ngành công nghiệp sinh học, dược phẩm. Sai số của can nhiệt S là ±1,5°C hoặc ± 0,25%.
Cặp nhiệt điện loại R chuyên sử dụng cho các môi trường có nhiệt độ rất cao. Tỷ lệ Rhodium cao hơn cảm biến can S nên giá thành đắt hơn. Có thể dùng can R cho các ứng dụng nhiệt độ thấp sẽ đem lại độ chính xác cao hơn.
Lớp vỏ bảo vệ loại R làm bằng sứ, có phần tương tự cảm biến S. Nó đo nhiệt độ cao từ 50ºC – 1768ºC.
Cặp nhiệt điện loại J (Iron / Constantan) được khá nhiều người sử dụng. Loại R có chi phí tương đương loại K xong phạm vi nhiệt độ nhỏ hơn.
Can nhiệt J 0 - 800 độ C
Cấu tạo can J bao gồm cực dương sắt và cực âm (hợp kim đồng – niken). Thiết bị rất hữu ích để đo nhiệt độ khí quyển. Can nhiệt J đo nhiệt độ từ 200ºC – 1200ºC.
Có thể thấy các loại can đo nhiệt độ gần như giống nhau về mặt nguyên lý đo lường. Chúng đều đem đến thông tin nhiệt độ xác đáng cho người dùng.
Tuy nhiên, mỗi loại lại được làm bằng vật liệu khác nhau. Nó quy định cảm biến hoạt động trong các khoảng nhiệt độ khác nhau. Bởi vậy, môi trường ứng dụng cũng đa dạng không kém.
Nếu bạn chỉ muốn chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ thì hãy sử dụng bộ chuyển đổi tín hiệu. Việc này sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí trong kinh tế.
Bộ chuyển Pt100 sang 4-20mA
Bộ chuyển đổi có chức năng chuyển đổi các dạng tín hiệu Pt100, Pt1000 về các dạng như 4-20mA, relay on/off. Hai dòng thiết bị chuyển đổi tín hiệu phổ biến là bộ chuyển Pt100 sang 4-20ma dạng gắn head và bộ gắn tủ điện.
Để chọn được sản phẩm tốt phục vụ cho các công việc hàng ngày, cần chú ý những vấn đề sau:
Biết rõ khoảng nhiệt độ mà bạn muốn đo lường
Môi trường đo lường đặc biệt dễ bị ăn mòn cần dùng loại cảm biến đặc biệt.
Chọn chiều dài cảm biến cần đo phù hợp
Trên đây là một số thông tin cơ bản về can đo nhiệt độ trên thị trường hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ là nguồn kiến thức bổ ích cho các bạn.
Công ty TNHH TM Hoàng Kim
Địa chỉ: Số 42 ngõ 924 Nguyễn Khoái, P. Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Mobile: 0919575909 / 0967902850 ; 0979599533 / 0912086984
Email:giaho.ceo@gmail.com
http://maynganhnhua.vn