Khái niệm can nhiệt đã trở nên quen thuộc với nhiều người trong nghề. Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ các loại can nhiệt có những đặc điểm, cách sử dụng như thế nào cho hợp lý. Cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Can nhiệt được gọi với nhiều tên khác nhau như nhiệt điện trở, cảm biến nhiệt hay cặp nhiệt điện. Chúng dùng để đo, đếm và cảm nhận các tín hiệu điện. Ví dụ, nhiệt độ là 1 tín hiệu không tích điện. Khi sử dụng can nhiệt, nó sẽ trở thành 1 dạng tín hiệu khác để trung tâm thu nhận và xử lý.
Căn cứ vào cấu tạo thì cảm biến nhiệt có nhiều dạng. Trong đó, chiếc can nhiệt được ưu ái trong công nghiệp thường được đặt trong khung thép không gỉ; có đầu nối cảm biến với thiết bị đo.
Hiện nay, có rất nhiều loại can nhiệt chất lượng tốt, đa dạng mẫu mã phù hợp với từng hệ thống. Chúng tôi nhận thấy có 4 loại can nhiệt chính dưới đây:
Được cấu tạo từ kim loại như Platinum, Đồng, Niken…nên có độ nhạy cao. Các loại can nhiệt này hoạt động dựa vào sự thay đổi nhiệt độ dẫn đến sự thay đổi điện trở.
Can nhiệt Pt100 3 đầu dây
Thiết bị đơn giản, ổn định dài hạn, dễ sử dụng. Nhiệt điện trở kim loại được chia thành loại PT100, loại 2 dây, 3 dây và 4 dây. Lưu ý, sử dụng can nhiệt PT100 cần có nguồn ngoài ổn định.
Thường được sử dụng để để đo nhiệt độ không khí, bảo vệ các mạch điện tử. Sản phẩm được làm từ các loại chất bán dẫn, độ bền cao, ít sai số.
Thiết bị gồm 2 chất liệu kim loại khác nhau, có độ bền lớn. Nó hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ để giải phóng sức điện động.
Can nhiệt chủ yếu được sử dụng trong môi trường điều kiện khắc nghiệt như lò nhiệt, lò nung. Mỗi loại lại có các dải đo nhiệt tương ứng như sau:
Can nhiệt K: dải nhiệt từ 0 - 1200 độ C
Can nhiệt S: có dải nhiệt từ 0 - 1600 độ C
Can nhiệt R: dải nhiệt từ 0 - 1800 độ C
Can nhiệt B: dải nhiệt từ 0 - 1800 độ C.
Can nhiệt K inox phi 16
Là can nhiệt có tuyến tính trong khoảng nhiệt độ từ 50 - 150 độ C. Thiết bị được làm từ hỗn hợp các oxit kim loại như nickel, mangan, cobalt,... Thermistor được sử dụng với mục đích bảo vệ, ngắt nhiệt.
Các kiểu dáng phổ biến bao gồm kiểu thẳng, kiểu dây, kiểu mặt bích, kiểu gấp khúc.
Sau khi tìm hiểu các loại can nhiệt, nhiều người băn khoăn nên chọn can nhiệt nào thì tốt. Chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn cảm biến an toàn nhất là hãy lựa chọn theo ngành nghề bạn đang kinh doanh.
Thực tế, mỗi loại cảm biến ra đời được thiết kế để phục vụ cho một chuyên ngành riêng. Cụ thể:
Các ngành công nghiệp chung: Nên chọn cặp nhiệt điện loại K, R, S và Pt100
Gia công vật liệu và hóa chất: Chọn cặp nhiệt điện loại K, T, R, S, B và Pt100
Sản xuất xe hơi: Chọn nhiệt kế điện tử, Pt100
Trước hết, tín hiệu truyền đi dưới dạng điện áp mV nên nếu dây dài sẽ dẫn đến sai số. Bởi vậy, để dây nối từ đầu đo đến bộ điều khiển càng ngắn càng tốt.
Chú ý khoảng cách khi nối đến bộ điều khiển
Nên thực hiện việc cài đặt giá trị bù nhiệt (Offset) để bù đắp những tổn thất mất mát trên đường dây. Giá trị Offset phụ thuộc vào độ dài, chất liệu dây và môi trường sử dụng
Bài viết đã chia sẻ với bạn đọc các loại can nhiệt. Căn cứ vào mục đích sử dụng, môi trường ứng dụng mà sẽ có những thiết bị phù hợp khác nhau. Chúc các bạn thành công!
Công ty TNHH TM Hoàng Kim
Địa chỉ: Số 42 ngõ 924 Nguyễn Khoái, P. Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Mobile: 0919575909 / 0967902850 ; 0979599533 / 0912086984
Email:giaho.ceo@gmail.com
http://maynganhnhua.vn